1. NHẬT – NGUYỆT
Về khái niệm, Nhật là chu kỳ của mặt trời, hay còn gọi là chu kỳ một ngày, Nhật được tính theo Địa Chi. Khi lấy Nhật, ta lấy luôn cả Thiên Can, dùng để sau này quy chiếu với khái niệm Tuần không và Lục Thần
Nguyệt là chu kỳ của mặt trăng, hay gọi là chu kỳ một tháng, Nguyệt được tính theo Địa Chi. Khi lấy Nguyệt, ta chỉ cần lấy Địa Chi.
Cách lấy Nhật, Nguyệt, tiện nhất là truy cập vào lịch vạn niên mà xem địa chi, ví dụ ngày Giáp Dần tháng Mão. Việc lấy Nhật Nguyệt có tác dụng quy chiếu Vượng, Suy, Hưu Tù, Vô Căn…. Với Hào. Hay tổng quát hơn, Nhật Nguyệt có tác dụng trực tiếp với trạng thái các hào
Với Vượng, Suy, Vô căn, Hưu, Quá vượng, đây được gọi là thang đo bản chất của Hào.
2. Bản chất của hào
2.1Hào vượng
Thế nào gọi là Hào Vượng? Hào Vượng dễ hiểu là hào dùng được, nghĩa là nếu hào Dụng thần mà Vượng, thì Dụng thần này xem tiếp được, nếu không gặp một số kèm theo bên ngoài như hào động, hào Thế, việc hỏi cơ bản sẽ thành
2.2 Hào Hưu
Tương tự Hưu, Hưu tựa như trạng thái trung bình, nhưng sự việc thông thường chỉ có thành hoặc không, làm gì có vừa vừa, vậy nên Hưu tù được chi thành hỏi việc gần hay xa, hỏi việc con người hay sự kiện mà quyết là có hay không, nếu việc xa tính theo Năm hay Tháng, trong sự kiện, Hưu tính như hào Vượng, và nếu việc gần tính theo Ngày hay Giờ, Hưu tính như hào suy
2.3 Hào Suy
Với hào Suy, hào Suy gần như đối lập với Vượng, nếu Dụng thần suy thì nếu không có sự tác động của hào động hay hào biến, sự việc chắc chắn hỏng
2.4 Hào Vô Căn
Với hào Vô Căn, đây là trạng thái chắc chắn hỏng, dù được hào Động sinh cho vẫn sẽ hỏng việc, duy nhất có trường hợp hào Biến động sinh cho hào Động tương ứng vô căn, thì bản chất của hào đó trong khoảng thời gian tính theo trục quy chiếu Ngày và Giờ tính như suy, Tháng và Năm tính là vượng
2.5 Hào Quá Vượng
Với hào quá Vượng, phải chờ thời điểm nhập Mộ của Hào mà việc mới thành
Cách để xác định một hào Quá Vượng, Vượng, Hưu, Suy hay Vô Căn dựa vào bảng sau:
3. Việc Gần Xa
Việc gần hay xa trong Dịch được quy chiếu dựa trên 4 trục về thời gian bao gồm: Giờ – Ngày – Tháng – Năm
Việc xa gần, là gom chung tất cả các trạng thái phụ thuộc vào quy chiếu thời gian, mà việc gần bản chát khác việc xa.
Về nguyên tắc, ta có bốn quy chiếu thời gian bao gồm: Giờ – Ngày – Tháng – Năm, thì việc gần được mặc định là những sự kiện tính trong hai quy chiếu Giờ và Ngày, việc hay sẽ tính theo hai quy chiếu Tháng và Năm. Sự khác nhau của hai quy chiếu này sẽ được tính trên một số trường hợp sau:
- Hưu
- Tiến thần với hào Động suy
- Thoái thần với hào Động vượng
- Hào biến Hưu khắc hào Động vượng
- Sự việc không xác định thời gian với Dụng Vượng bị Nguyệt khắc
Trong các trường hợp trên đều có điểm chung, sẽ có sự thay đổi trạng thái đối với quy mô sự việc. Quy chiếu Xa – Gần khác hẳn với Nguyên tắc Điểm bật, tuy cùng phân biệt bản chất hào động khác nhau trên cùng một trạng thái. Nguyên tắc điểm bật chia chung một hệ quy chiếu thành hai giai đoạn, quy chiếu xa gần phân biệt từng quy chiếu thời gian khác nhau để quyết định bản chất của hào. Sự giống cơ bản như vậy, nhưng về từng tính chất của trạng thái, sẽ có những sự khác nhau:
- Với Hưu, với những việc mang tính sự kiện, ta chưa thành hai mảng xa và gần, với xa tính như Vượng mà gần tính là Suy, nhưng với trường hợp Hưu Động, sự tác động đến các trường hợp Tiết, Sinh, Cừu tương tự các trường hợp hào Vượng khác, nhưng với tình huống Kỵ Hưu Dụng Vượng, tức về bản chát, hào Kỵ thần động yếu hơn hào Dụng, ta tính hào Kỵ này không đủ sức khắc Dụng, khi đó ta bỏ qua tính chất gần – xa này, chỉ tính rằng trước thời điểm Ứng kỳ của việc hoại, việc phá hoại luôn xảy ra, nếu là hào khắc hào Thế là bất lợi cho bản thân, khi đó thời điểm thành công của sự việc không nằm ở Ứng kỳ hào Dụng mà nằm tại thời điểm xung hào Hưu này, khi đó bất kể nằm tại Giờ – Ngày – Tháng – Năm, đều tính hào Hưu này mất đi, và sự việc thành công. Để diễn giải cho tình huống này, thì sự kiện này trước lúc thành công luôn gặp những bất lợi, trở ngại với đặc điểm của hào Hưu này, để biết là ai thì cứ tra cứu các đặc điểm của hào so với Ngũ hành và Lục thần mà biết, từ đó, nếu muốn tránh, ta cứ tránh trước. Lưu ý trong trường hợp này dù có tránh trước hay không, kết quả cũng sẽ thành công. Nếu có thể dập tắt được từ ban đầu thì tốt, nếu không ta cứ quy chiếu về Nội – Ngoại mà làm ngược lại sẽ tránh được.
Tại đây, chúng ta bắt đầu làm rõ về chuyện can thiệp bằng yếu tố thuộc về vật lý thông qua không gian, thời gian và con người đầy đủ:
Sự can thiệp ở đây hiểu là việc thay đổi hoặc sẽ thay đổi, hoặc sẽ giải quyết một mối nguy cơ xuất hiện, để kết quả cuối cùng của sự kiện không bất lợi so với ta mưu cầu nữa. Ví dụ, ta biết rằng chuyến đi này nguy hiểm, thì dễ nhất là không đi. Nên bắt buộc phải đi, không gì ngoài việc biết được bị nạn lúc nào, và nạn này từ đâu. Khi đó, đến thời điểm, ta tránh các vị trí và con người cùng các yếu tố có thể gây ra sự bất lợi này mà thoát nạn. Câu hỏi đặt ra rằng việc ta biết có thực sự là tương lai không? Vì trong môi trường tương tự, hoặc người giống người, có thật cái ta tránh là điều gây hại chăng? Về quy chiếu Nội – Ngoại, đủ rộng để thoát khỏi câu hỏi này. Với Nội là khoảng không gian gần, Ngoại là khoảng không gian xa. Từ đó ta cứ quy chiếu so với tính chất sự việc hỏi, như đi xa, thì trong khoảng không gian sinh hoạt cố định tính là gần, mà khoảng ngoài tính là xa, từ đó những sự việc khác từ đó mà xét.