Bước tiếp theo xác định hào Thế, và tương quan hào Thế với Dụng thần:
1. Hào thế là gì ?
Hào Thế, là hào có (Thế) phía sau, đại diện cho bản thân mình trong sự kiện
Nếu vê tranh chấp, Thế là mình, Ứng là Dụng thần, theo thực tế, nếu mình mạnh người yếu thì mình thắng, mình sinh cho người thì tốn, người khắc mình thì thiệt.
Xem việc cũng thế, nếu hào Thế suy, bản thân mình cũng đắm đuối, hào Thế vượng, dù bất thành, thì mình cũng ổn.
Hào Thế, nếu khắc Dụng thần, thì bản thân mình đi sai hướng, hay có thể xem như không có khả năng làm được việc đó nếu đi theo hướng hiện tại. Năng lực bản thân biểu thị qua bản chất Vượng Suy của hào Thế. Nếu bị Dụng khắc, sẽ áp lực. Để dễ hình dung, thì cứ xem Dụng tương đương với người khác, người khác khắc mình, nghĩa là người khác gây bất lợi, bản thân sẽ mệt….
Hào Thế rất quan trọng, nhưng luôn nhớ rằng hào Thế trong quẻ đang xem đại diện cho bản thân chúng ta trong sự việc chúng ta đang hỏi, chứ không đại diện cho tât cả mọi việc. Nếu hào Thế Suy hay Vô căn, bản thân phải hiểu ngay mình sẽ nguy hiểm trong việc này. Cách đơn giản nhất để thoát khỏi sự nguy hiểm đó chính là thay đổi cách hành động, hay cách thức tham gia sự việc và xem lại một quẻ mới để biết sự có ổn hay không
Nhưng không phải ta sẽ luôn sử dụng hào Thế: Đối với các trường hợp không hỏi cho bản thân mình, ta chỉ xét Dụng không xét Thế. Xem cho người khác, xem Dụng để biểu đạt kết quả sự việc. Sự bất tiện của việc không tự hỏi nằm ở đây, đó là ta chỉ biết được sự thành bài của sự việc, nhưng không biết được ảnh hưởng đến người được hỏi bởi sự việc này như thế nào, từ đó mà không thể biết các sự cố phát sinh trong quá trình sự kiện xảy ra đối với người đó hay dở ra sao mà biết để tránh.
Dễ nhất, trừ trường hợp Thế khắc Dụng, thì Dụng vượng là việc thành, trừ một số trường hợp đặc biệt như hỏi giấy tờ thi cử, hỏi nhà ở, cần đồng thời Vượng.
2. QUAN HỆ THẾ – DỤNG:
Thế đại diện cho bản thân, Dụng cho vấn đề hỏi, việc chọn Dụng thế nào những bài trước đã nói, bài này bàn về mối tương quan Dụng – Thế trong quẻ:
2.1 Thế lâm Kỵ thần
Nếu Thế vượng mà Dụng suy, bản thân có năng lực nhưng không hợp thời, Thế suy mà Dụng vượng, bản thân vừa bất tài lại còn sai đường cho một việc có tiềm năng, Thế vượng Dụng vượng, năng lực có, tiềm năng có nhưng sai đường, Thế suy Dụng suy, đâm đầu vào đá. Đấy là trường hợp thông thường, ngoại ra một số tình huống đặc biệt như Thế lâm Kỵ nhập mộ, Dụng vượng, vòng lặp địa chi chưa đến đến chi xung Mộ, việc sẽ thành nhưng trong bóng tối, nôm na gặp may. Thế lâm kỵ, quá vượng, trước ngày đến chi xung Mộ việc cũng thành nếu Dụng vượng, nhưng bản thân quá tải chẳng biết đi đường nào, như người đi lạc trong rừng, vô tình thoát được trước khi chết. Tình huống khác là Thế không, trước lúc xung trực việc cũng sẽ thành nếu Dụng vượng, nhưng khi xem công danh, việc này thường báo nghe tin được việc sau đấy gặp hoạ mà chết, ứng lúc thực xung không. Trong tất cả những trường hợp cá biệt đều cần Dụng vượng, duy có trường hợp Thế hoá Dụng thì không cần, nhưng vẫn có cá biệt ở đây cho vấn đề Phụ và Quan. Thế hoá Quan là tai hoạ vì hoá Quỷ nhưng vẫn sẽ thành trước, Thê hoá Phụ nếu không được tổn thất mà ra việc thì ám chỉ việc tạm thời, cứ tuỳ tình huống mà xét. Những trường hợp không liệt kê, nghĩa là không tồn tại, ví dụ Thế phá hay Thế tuyệt.. Ngoài ra phải để ý, nếu Dụng động hoá sinh không phải là được trợ mà thành, mà lúc đấy phải biết đấy là Cừu Thế động, là hoạ không phải là phúc. Vậy trong trường hợp này sửa ra sao?
Đầu tiên, muốn sửa sai, phải hiểu vì sao ta sai?
- Kỵ tại Kim: Bản thân cứng nhắc, cứng rắn, bảo thủ quá
- Thủy: Bản thân mềm yếu, dễ chịu bề ngoài quá
- Mộc: Bản thân bay bổng, bề ngoài hiền quá
- Hỏa: Bản thân vội vàng, nóng nảy quá
- Thổ: Bản thân chậm quá, không nắm bắt đúng câu chuyện
Nội dung được ẩn
Đăng nhập để tiếp tục đọc.