Skip to main content
Bốc dich Đại Toàn

Bài 14: LỤC HỢP LỤC XUNG

By No Comments12 min read

Giống như Tuần không, Hợp Xung luôn là đề tài tranh cãi cả nghìn năm qua, vì không có tính cố định giống các khái niệ khác mà thay đổi trong từng câu hỏi:

Lục xung

Thế nào gọi là Lục xung?

Về khái niệm, tất cả những quẻ mà hào 1 xung với hào 4 đều gọi là quẻ lục xung (Xung về địa chi)

Ví dụ:

LY VI HỎA

 

Ta thấy rằng hào các cặp 1 – 4, 2 – 5, 3 – 6 xung nhau về địa chi

 

Các quẻ Lục Xung bao gồm:

  • Càn vi Thiên
  • Đoài vi Trạch
  • Ly vi Hỏa
  • Chấn vi Lôi
  • Tốn vi Phong
  • Khảm vi Thủy
  • Cấn vi Sơn
  • Khôn vi Địa
  • Thiên Lôi Vô Vọng
  • Lôi Thiên Đại Tráng

Ví dụ: Quan hệ hai ngươi, lục xung phát biết phản nhau ngay, nhưng vậy lục hợp có phải bền lâu. Xin thưa không, lục hợp chỉ phần hợp nhau về tính cách, Ứng hay Thế tuần không cũng “tiểu lý tàng đao” mà thôi.

Lục hợp lục xung có các trường hợp cơ bản sau: Lục hợp hoá lục hợp, lục hợp hoá lục xung, lục xung hoá lục hợp, lục xung hoá lục xung, quẻ lục xung, quẻ hoá lục xung, quẻ lục hợp, quẻ hoá lục hợp

Thường tuỳ các trường hợp mà xét lúc xung, hỏi kinh doanh, lục xung là việc không dài, lục hợp là bản thân có tố chất với việc đấy, nghĩa là lục xung với lục hợp không hẳn là đối nhau.

Hỏi công việc, quẻ lục xung là tượng không bền, lục hợp cũng là tượng hợp, nhưng cái cần lưu ý là cách xem 1, 2, 3, 4, 5 không sử dụng được, vì lục xung hầu như Thế tại hào 6 mà lục hợp gần như chỉ nằm hào 1. Việc định hình Sếp, nhân viên không ý nghĩa.

Trường hợp bệnh, xung là hết nếu bệnh gần, chết nếu bệnh xa, ngoài ra, xung cũng chết với bệnh nặng như ung thư….. Thế nào là gần thế nào là xa và gần? Như đã nói trên, thời gian trong Dịch chia thành 4 trục quy chiếu bao gồm: Giờ- Ngày – Tháng – Năm, vậy xa sẽ tính theo Năm và Tháng, gần tính theo Ngày và Giờ. Nếu bệnh tính bằng tháng hay năm, đó xem như bệnh xa và sẽ chịu các tính chất của bệnh xa với Lục xung, nghĩa là chết, tương tự bệnh gần.

Với quẻ Lục xung, ngoài việc xác định ngay kết quả tại các trường hợp đặc biệt, thì các quẻ thông tin chỉ gia cố thêm thông tin trong quẻ chứ không quyết định bản chất của Hào. Với quẻ Lục xung, ta vẫn sẽ xem như các quẻ thông thường. Điểm độc đáo của quẻ Lục xung nằm ở chỗ ta không thể can thiệp trực tiếp bằng vật lý vào chuyện hỏi được, mà bắt buộc phải can thiệp bằng cách gian tiếp để thay đổi kết quả tương lai.

Đối với nhân sự, Lục xung báo sự trở mặt của hai phía, điều này khác hoàn toàn trạng thái Tuần không. Đối với tuần không, là báo đối phương không thạt thà, từ đó dẫn đến việc hỏng trong mối quan hệ giữa người và người, còn đối với Lục xung, hai bên công bằng với nhau về tư thế. Nghĩa là hỏng ở đâu, tại Thế hay tại Dụng, thì bên đó sẽ là bên trở mặt. Nếu cả hai đều Vượng thì quan hệ tự cắt đứt, cả hai đều hỏng thì cả hai trở mặt. Khi đó hào Dụng và Thế cho ta biết nguyên nhân. Ví dụ: Thế Chu tước Hỏa suy là bản thân mình không kiểm soát được lời nói lúc nóng giận, lại vội vàng mà hỏng. Hoặc Nguyệt phá thì đang đuối, mệt mỏi, không còn cân xứng nhau về tư thế trong một mối quan hệ. Lưu ý, trừ chuyện tình duyên. Chuyện tình duyên gặp Lục xung chỉ báo sóng gió, không báo hơn, tất cả những gì còn lại, kể cả gia cảnh đối phương, đều xem như quẻ thông thường cả.

Vậy, Lục xung chỉ có giá trị về mặt thông tin, lợi trong việc xem xét để quyết định trong những mối quan hệ, kể cả quan hệ làm ăn. Khi đó, ta chỉ cần chấm dứt quan hệ này để tránh hại về lâu dài

 

LỤC HỢP

Vè khái niệm, tất cả những quẻ mà hào 1 hợp với hào 4 đều gọi là quẻ Lục Hợp

Ví dụ:

THỦY TRẠCH TIẾT

Ta thấy các cặp 1 – 4, 2 – 5, 3 – 6 hợp nhau về mặt Địa Chi

Các quẻ Lục Hợp bao gồm:

  • Thiên Địa Bĩ
  • Trạch Thủy Khốn
  • Hỏa Sơn Lữ
  • Lôi Địa Dự
  • Thủy Trạch Tiết
  • Sơn Hỏa Bí
  • Địa Thiên Thái
  • Địa Lôi Phục

Ví dụ: Quan hệ hai ngươi, lục xung phát biết phản nhau ngay, nhưng vậy lục hợp có phải bền lâu. Xin thưa không, lục hợp chỉ phần hợp nhau về tính cách, Ứng hay Thế tuần không cũng “tiểu lý tàng đao” mà thôi.

Lục Hợp không phải trạng thái đối lập của Lục Xung. Lục Hợp trong quẻ thông thường không quyết định bản chất của bất kỳ sự việc nào, mà chỉ cung cấp thông tin mà thôi, ví dụ, về Công Danh, Lục Hợp không báo việc kéo dài, mà báo việc bản thân có những tố chất phù hợp với công việc mà thôi. Tương tự, về con người, Lục Hợp không báo quan hệ không thể tách rồi mà chỉ báo rằng hai bên hợp nhau về nhiều mặt, mà việc đó, cũng không hề liên quan đến việc đối phương về tương lai sẽ lừa mình hay không. Lừa hay không, sẽ phụ thuộc vào bản chất của Dụng thân, hoặc trạng thái Tuần không. Nên quẻ Lục Xung, Lục Hợp nên đứng đơn lẻ, hầu như đều chỉ xem như quẻ thông thường.

Điểm đặc biệt của hai Trạng thái Lục Xung và Lục Hợp là chính nằm tại điểm xuất hiện đồng thời với nhau, tạo ra hiệu ứng đặc biệt. Có bốn hiệu ứng đặc biệt đối với Lục Xung và Lục Hợp bao gồm:

  • Lục Xung hóa Lục Xung: Chia thành hai loại:

Loại 1: Quẻ Thuần hóa quẻ Thuần: Trường hợp này kết quả của sự việc được kết luận bằng quan hệ sinh khắc của hai quẻ này, trên quy chiếu về Ngũ Hành. Ví dụ: Càn hóa Ly, thì ta sẽ tính Ngũ hành quẻ Ly là Hỏa khắc Ngũ hành quẻ Càn là Kim, khi đó ta sẽ không căn cứ vào Nhật Nguyệt mà chỉ căn cứ vào kết quả của Ngũ hành, lấy quẻ Chánh làm Gốc, nếu ngang bằng là tốt, nhưng không bền vì vẫn Lục xung hóa Lục xung, nếu được sinh là thành, bị khắc là bại, không sinh không khắc vẫn ổn, nhưng vẫn Lục xung hóa Lục xung là không bền, nếu bị khắc là nguy hiểm. Vấn đề đối với trường hợp này là quẻ khắc quẻ, khi đó tất cả những yếu tố trong quẻ đều bị khắc, tưc cả Thế và Dụng, đều đó dẫn đến việc hỏng mà người cũng nguy hiểm, trong trường hợp này, việc quan trọng nhất là nên kết thúc ngay, hoặc trốn đi mà thoát.

Loại thứ 2: Là trường một trong hai, hai cả hai đều không phải quẻ Thuần, khi đó kết quả từ đầu tới cuối đều xấu, kết quả chắc chắn hỏng dù cố cách mấy, nên tìm hướng mới thì thoát được, nhưng sau khi tìm được, vẫn phải kiểm tra lại bằng quẻ mới.

  • Lục Xung hóa Lục Hợp: Đối với trường hợp này, ta sẽ chia sự việc ra thành hai phần, phần trước và phần sau, nhưng trên thực tế, hai phần này không nhất thiết bằng nhau về thời gian, không nhất thiết phải 6 tháng mệt, 6 tháng khỏe, kết quả cuối cùng luôn thành công, nhưng ban đầu sẽ mệt mỏi, vất vả, tựu trung là xấu ban đầu, tốt về sau. Đối với dạng quẻ này, ta không xem bản chất các hào trong quẻ Chánh để quyết định kết quả, mà khi đó, sự tương quan các hào trong quẻ Chánh chỉ báo hiệu tình hình hiện tại của sự kiện đang quan tâm đến
  • Lục Hợp hóa Lục Xung: Trường hợp này sẽ trái ngược vài trường hợp Lục Xung hóa Lục Hợp, về cơ bản sẽ báo rằng việc trước thành sau hỏng, sự sắp xếp và bản chất các hào trong quẻ Chánh đều báo hiệu tình hình hiện tại của sự kiện đang quan tâm đến. Đối với tình huống này, đây là bẫy thuộc về số phận, cho ta viễn cảnh tốt đẹp đối với dự định của mình. Điều nguy hiểm đối với tình huống này chính là, ta không biết bắt đầu từ lúc nào điều không hay sẽ xảy ra, việc này khác hẳn với tình huống hiện hai điểm Ứng kỳ như trong Lưỡng hiện hay có mốc Ứng kỳ trong thực tế như Mộ, Không, Phá. Vậy với tình huống này ta làm thế nào? Khi cái xấu chưa đến, ta kết thúc đi, và bắt đầu cái mới. Và lưu ý rằng, lúc này ta xét về bản chất của hào Dụng thần để biết được tiềm năng của việc ta đang quan tâm đến, khi đó ta mới có thể quyết định được rằng ta sẽ làm tiếp việc này, theo mới cách tiếp cận khác, hay sẽ bỏ rơi hẳn việc này. Khi đó, việc tiếp cận cách khác kết quả vẫn phải phụ thuộc vài một quẻ mới.
  • Lục Hợp hóa Lục Hợp: Trường hợp này, việc hỏi sẽ thành công từ đầu đến cuối, không trở ngại gì

Điều căng thẳng với trường hợp Xung Hợp hóa nhau, đó là không tồn tại điểm Ứng kỳ của sự kiện, khi đó căn cứ vào 4 trường hợp trên mà ta xác quyết mình sẽ làm gì.

Leave a Reply