Skip to main content

Về khái niệm, hào động là hào xuất hiện trong quá trình gieo quẻ, lấy quẻ. Khi đó, tại các vị trí động hào sẽ tương ứng xuất hiện hào biến, quẻ có hào động sẽ xuất hiện quẻ biến tương ứng, mà tại các vị trí động, Dương tại quẻ Chánh sẽ biến thành Âm tại quẻ biến và ngược lại. Hào động sẽ có sự tác động chủ động, trực tiếp đến các hào khác trong quẻ.

Ví dụ:

Càn vi Thiên động hào 2 hóa thành Thiên Hỏa Đồng Nhân:

 

Hào biến là xuất hiện tương ứng với hào động trong quẻ, hào biến chỉ duy nhất tác động đến hào động hóa ra nó chứ không tác động đến các hào khác trong quẻ. Một lưu ý với hào biến, đó là Ngũ hành Địa Chi hào biến sẽ đồng bộ với Quẻ Chánh, ví dụ: Nếu hào biến là Tỵ Hỏa, mà Hỏa tại quẻ Chánh là Huynh Đệ, thì ta ghi Tỵ Hỏa Huynh Đệ, chứ không theo Lục thân quẻ Biến

Ví dụ:

Trạch Hỏa Cách động hào 4 hóa thành Thủy Hỏa Vị Tế

Hào biến về cơ bản không chịu sự tác động bởi hào Nhật Nguyệt cũng các hào khác trong quẻ. Sự tác động hào biến đối với hào động bao gồm:

  • Hóa sinh
  • Hóa khắc
  • Hóa Mộ (Bài sau)
  • Hóa thoái (Bài sau)
  • Hóa tiến (Bài sau)
  • Hóa Xung (Phản Ngâm, Bài sau)
  • Hóa Hợp (Bài sau)
  • Hóa trường sinh (Bài sau)
  • Hóa Đế Vượng (Bài sau)
  • Hóa Tuyệt (Bài sau)
  • Hóa chính nó (Phục ngâm, bài sau)

Hào động sẽ tác động trực tiếp đến tất cả các hào khác, nhưng nếu có nhiều hào động, thì các hào động sẽ tương tác lẫn nhau trước khi tác động đến một hào khác trong quẻ theo công thức đa động trong phần sau

Leave a Reply