Skip to main content
Bốc dich Đại ToànCác khái niệm

Bài 4 – Ngũ hành – Lục thân – Ngũ thần

By No Comments2 min read

Học viên cần phân biệt và ghi nhớ 3 khái niệm Ngũ hành – Lục thân – Ngũ thần

1. Ngũ hành sinh khắc, Ngũ hành Địa chi là gì

Về khái niệm, ngũ hành đại diện cho 5 yếu tố cấu thành nên tự nhiên theo quan điểm triết học Đông Á, bao gồm:

Kim: Kim Loại
Hỏa: Lửa
Thủy: Nước
Mộc: Cây cối
Thổ: Đất

Và quan hệ sinh khắc của Ngũ hành như sau:

Kim sinh Thủy sinh Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim
Kim khắc Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim

Địa chi bao gồm 12 Chi mà theo cách gọi dân gian

là 12 con giáp bao gồm: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi với ngũ hành tương ứng là:

Hợi Tý hành Thủy
Dần Mão hành Mộc
Tỵ Ngọ hành Hỏa
Thân Dậu hành Kim
Sửu Thìn Mùi Tuất hành Thổ

2. Lục thân là gì, Lục thân sinh khắc

Lục thân là  5 yếu tố Huynh Đệ, Tử Tôn, Thê Tài, Quan Quỷ, Phụ Mẫu với quan hệ sinh khắc như sau:

 

Huynh Đệ sinh Tử Tôn sinh Thê Tài sinh Quan Quỷ sinh Phụ Mẫu sinh Huynh Đệ
Huynh Đệ khắc Thê Tài khắc Phụ Mẫu khắc Tử Tôn khắc Quan Quỷ khắc Huynh Đệ

3.Ngũ thần là gì, Ngũ thần sinh khắc

Ngũ thần là Dụng thần và 4 vệ tinh xung quanh Dụng thần bao gồm: Nguyên thần, Kỵ thần, Tiết thần và Cừu thần với mối quan hệ sinh khắc như sau:

 

Nguyên thần sinh Dụng thần
Kỵ thần khắc Dụng thần
Tiết thần tiết khí Dụng thần hay Dụng thần sinh Tiết thần
Cừu thần khắc Nguyên thần của Dụng thần

Leave a Reply