PHỤC – PHI TRONG DỰ BÁO THÔNG TIN
CÔNG THỨC SỐ 1:
Khái niệm về Phục thần là trong quẻ không có Dụng thần, trong trường hợp hành của hào Phục thần không trùng với hành Nhật/Nguyệt, Ví dụ:
– Tử Tôn là Dụng thần, trong quẻ không có Tử Tôn, Tử Tôn hành Thủy xem vào ngày Tý, địa chi Tý hành Thủy thì ta lấy Tý làm Dụng thần, viết hào Tử Tôn Tý Thủy vào Quẻ như hào thứ 7 trong quẻ, từ đấy xem như một hào bình thường. Hào thứ 7 khi đó vẫn chịu tác động bởi Nhật Nguyệt bao gồm Ám động, Nhập Mộ, Nguyệt xung, Nhật Nguyệt Hợp….. Trường hợp này ta không lấy Phục thần trong quẻ nữa
– Tử Tôn là Dụng thần, trong quẻ không có Tử Tôn, Tử Tôn hành Thủy, Nhật Nguyệt không phải hành Thủy, dù có được Nhật Nguyệt sinh ta vẫn Quy chiếu với quẻ Gốc ban đầu của quẻ đang xem. Ví dụ: Quẻ Quy Muội không có Tử Tôn, Ta quy chiếu về quẻ gốc của Quẻ Quy Muội là quẻ Đoài vi Trạch, có Tử Tôn là Hợi Thủy tại hào 4, ta viết Tử Tôn Hợi Thủy phía trước hào 4 của quẻ Quy Muội tức hào Quan Quỷ Ngọ Hỏa, khi đấy ngoài Nhật Nguyệt ra, hào Tử Tôn còn chịu tác động bởi hào Quan Quỷ Ngọ Hỏa.
Về xác định kết quả một sự kiện, chỉ có một cách là xem về Phục thần như sau:
– Nếu Phục vượng, không bị Không/Phá/Mộ hai lần thì việc thành
– Phục hưu mà được Phi thần sinh cho với điều kiện Phi Thần ít nhất là hưu, không bị Không Phá Mộ Tuyệt thì việc thành
– Việc xa xôi mà Phục hưu, Phi thần bị Xung/Không/Phá/Mộ thì việc thành
Ngoài ra thì hỏng. Lưu ý về Mộ hai lần: Thế nào gọi là Mộ hai lần: Có 4 trường hợp Mộ bào gồm: Mộ Nhật, Mộ hào động, Mộ hào biến, Mộ Phi thần. Nếu hào Mộ 2 trong 4 trường hợp trên, tức tính là Mộ hai lần, khi đó hào đấy xem như hỏng hẳn, không dùng được, bất kể là Nguyên, Kỵ hay Dụng…
Ngoài ra, về việc cung cấp thông tin, có hai loại bổ trợ thông tin liên quan đến Phục thần bao gồm:
– Dụng là Phục thần
– Hào Phục dưới hào Dụng thần, hào Thế
Thế nào gọi là hào Phục dưới hào? Ví dụ quẻ Ích, dưới hào Thế, ta quy chiếu với quẻ Tốn, phục dưới hào Thế là Quan Quỷ Dậu Kim. Đây gọi là hào Phục dưới hào, hào này sẽ cung cấp một số thông tin ngoài lề đối với việc đang được hỏi. Từ bản thân, không phản đối việc đa dạng thông tin trong việc xem quẻ, nhưng việc đa dạng thông tin phải luôn tránh lỗi: Nhón chân thì không đứng vững, mọi thứ nên theo một công thức, dù đấy là công thực riêng, tránh việc đem một dùng cho một trăm, điều đấy về phổ thông không hại mấy, nhưng trong các tình huống sinh tử, dễ đẩy đến việc bản thân quyết định sai.
Việc cung cấp thông tin của hào Phục cũng không ngoài nguyên lý vệ tinh quanh hào Dụng và Thế. Ví dụ trong kinh doanh:
– Tử Tôn phục dưới Thế là bản thân đã có sự chuẩn bị trước lúc hỏi đến
– Thê Tài là Tồn hàng
– Quan Quỷ là lo lắng
Hay như trong Tình duyên:
– Tiết thần hay Nguyên thần Phục dưới hào Dụng, là người hỏi đến đã từng đi qua hôn nhân, hoặc qua một mối xem như hôn nhân. Khác nhau giữa hai hào này quan hệ giữa Dụng và hào Phục là gì. Nếu giả sử Dụng sinh Phục là mối quan hệ trước người được hỏi đến là người yêu, và quan tâm bên kia hơn, tương tự với Nguyên thần.
– Tương tự với hào Thế
Từ đây, ta thấy các vấn đề sau: Phục thần của Hào chỉ xoay quanh các mối quan hệ Nguyên thần, Dụng thần, Tiết thần với hào Thế và Dụng, vì đây là các yếu tố trực tiếp với hào. Các yếu tố khác như Cừu hay Kỵ, là các yếu tố tác động xa hơn, trong thời gian trực tiếp hỏi khó mà kiểm chứng được, xa hơn cũng khó biết đó có phải là điều mình xét không, cũng khó mà kiểm chứng được. Vậy tạm đưa ra công thức cơ bản bao gồm:
– Với sự việc, sự kiện: Lấy Thế làm trung tâm mà xem về Phục thần: Nguyên thần phục Thế là đã có sự chuẩn bị trước, Dụng Phục là đang khúc mắc, tồn đọng, Tiết Phục là đang lo lắng không nguôi
– Về con người, tương tự tình duyên xem cả hai phía đối với một mối quan hệ: Nguyên và Tiết nghĩa là đã từng xảy ra, nếu Nguyên thì việc tìm mình, Tiết là mình tìm việc
Từ đây, xem như công thức cơ bản để mọi người tự áp vô các trường hợp cụ thể mà tìm cái riêng, chúc vui.
Về thông tin và kỹ thuật dùng hào Phục là Dụng thần, có nói trong một bài trước.
Các mở đầu :”Công thức” là công thức cá nhân, vui lòng tôn trọng
CÔNG THỨC SỐ 1:
Khái niệm về Phục thần là trong quẻ không có Dụng thần, trong trường hợp hành của hào Phục thần không trùng với hành Nhật/Nguyệt, Ví dụ:
– Tử Tôn là Dụng thần, trong quẻ không có Tử Tôn, Tử Tôn hành Thủy xem vào ngày Tý, địa chi Tý hành Thủy thì ta lấy Tý làm Dụng thần, viết hào Tử Tôn Tý Thủy vào Quẻ như hào thứ 7 trong quẻ, từ đấy xem như một hào bình thường. Hào thứ 7 khi đó vẫn chịu tác động bởi Nhật Nguyệt bao gồm Ám động, Nhập Mộ, Nguyệt xung, Nhật Nguyệt Hợp….. Trường hợp này ta không lấy Phục thần trong quẻ nữa
– Tử Tôn là Dụng thần, trong quẻ không có Tử Tôn, Tử Tôn hành Thủy, Nhật Nguyệt không phải hành Thủy, dù có được Nhật Nguyệt sinh ta vẫn Quy chiếu với quẻ Gốc ban đầu của quẻ đang xem. Ví dụ: Quẻ Quy Muội không có Tử Tôn, Ta quy chiếu về quẻ gốc của Quẻ Quy Muội là quẻ Đoài vi Trạch, có Tử Tôn là Hợi Thủy tại hào 4, ta viết Tử Tôn Hợi Thủy phía trước hào 4 của quẻ Quy Muội tức hào Quan Quỷ Ngọ Hỏa, khi đấy ngoài Nhật Nguyệt ra, hào Tử Tôn còn chịu tác động bởi hào Quan Quỷ Ngọ Hỏa.
Về xác định kết quả một sự kiện, chỉ có một cách là xem về Phục thần như sau:
– Nếu Phục vượng, không bị Không/Phá/Mộ hai lần thì việc thành
– Phục hưu mà được Phi thần sinh cho với điều kiện Phi Thần ít nhất là hưu, không bị Không Phá Mộ Tuyệt thì việc thành
– Việc xa xôi mà Phục hưu, Phi thần bị Xung/Không/Phá/Mộ thì việc thành
Ngoài ra thì hỏng. Lưu ý về Mộ hai lần: Thế nào gọi là Mộ hai lần: Có 4 trường hợp Mộ bào gồm: Mộ Nhật, Mộ hào động, Mộ hào biến, Mộ Phi thần. Nếu hào Mộ 2 trong 4 trường hợp trên, tức tính là Mộ hai lần, khi đó hào đấy xem như hỏng hẳn, không dùng được, bất kể là Nguyên, Kỵ hay Dụng…
Ngoài ra, về việc cung cấp thông tin, có hai loại bổ trợ thông tin liên quan đến Phục thần bao gồm:
– Dụng là Phục thần
– Hào Phục dưới hào Dụng thần, hào Thế
Thế nào gọi là hào Phục dưới hào? Ví dụ quẻ Ích, dưới hào Thế, ta quy chiếu với quẻ Tốn, phục dưới hào Thế là Quan Quỷ Dậu Kim. Đây gọi là hào Phục dưới hào, hào này sẽ cung cấp một số thông tin ngoài lề đối với việc đang được hỏi. Từ bản thân, không phản đối việc đa dạng thông tin trong việc xem quẻ, nhưng việc đa dạng thông tin phải luôn tránh lỗi: Nhón chân thì không đứng vững, mọi thứ nên theo một công thức, dù đấy là công thực riêng, tránh việc đem một dùng cho một trăm, điều đấy về phổ thông không hại mấy, nhưng trong các tình huống sinh tử, dễ đẩy đến việc bản thân quyết định sai.
Việc cung cấp thông tin của hào Phục cũng không ngoài nguyên lý vệ tinh quanh hào Dụng và Thế. Ví dụ trong kinh doanh:
– Tử Tôn phục dưới Thế là bản thân đã có sự chuẩn bị trước lúc hỏi đến
– Thê Tài là Tồn hàng
– Quan Quỷ là lo lắng
Hay như trong Tình duyên:
– Tiết thần hay Nguyên thần Phục dưới hào Dụng, là người hỏi đến đã từng đi qua hôn nhân, hoặc qua một mối xem như hôn nhân. Khác nhau giữa hai hào này quan hệ giữa Dụng và hào Phục là gì. Nếu giả sử Dụng sinh Phục là mối quan hệ trước người được hỏi đến là người yêu, và quan tâm bên kia hơn, tương tự với Nguyên thần.
– Tương tự với hào Thế
Từ đây, ta thấy các vấn đề sau: Phục thần của Hào chỉ xoay quanh các mối quan hệ Nguyên thần, Dụng thần, Tiết thần với hào Thế và Dụng, vì đây là các yếu tố trực tiếp với hào. Các yếu tố khác như Cừu hay Kỵ, là các yếu tố tác động xa hơn, trong thời gian trực tiếp hỏi khó mà kiểm chứng được, xa hơn cũng khó biết đó có phải là điều mình xét không, cũng khó mà kiểm chứng được. Vậy tạm đưa ra công thức cơ bản bao gồm:
– Với sự việc, sự kiện: Lấy Thế làm trung tâm mà xem về Phục thần: Nguyên thần phục Thế là đã có sự chuẩn bị trước, Dụng Phục là đang khúc mắc, tồn đọng, Tiết Phục là đang lo lắng không nguôi
– Về con người, tương tự tình duyên xem cả hai phía đối với một mối quan hệ: Nguyên và Tiết nghĩa là đã từng xảy ra, nếu Nguyên thì việc tìm mình, Tiết là mình tìm việc
Từ đây, xem như công thức cơ bản để mọi người tự áp vô các trường hợp cụ thể mà tìm cái riêng, chúc vui.
Về thông tin và kỹ thuật dùng hào Phục là Dụng thần, có nói trong một bài trước.
Các mở đầu :”Công thức” là công thức cá nhân, vui lòng tôn trọng