Skip to main content
Bốc dich Đại Toàn

QUẺ ĐA ĐỘNG

QUẺ ĐA ĐỘNG
Về lý thuyết, tất cả các quẻ đều có thể xem được, không cứ phải quẻ không động hay quẻ cả 6 đều động. Quẻ động càng nhiều, thông tin càng nhiều. Nhưng về thực tế, quẻ động nhiều sẽ có khả năng đáp ứng được yếu tố thứ 2 trong nguyên tắc là quẻ đúng, tức người hỏi không đủ sự tập trung cho câu hỏi của mình. Vậy, quẻ đa động sẽ xem thế nào?
Quẻ hai hào động, đã có bài riêng, nội dung hôm nay chỉ tập trung vào quẻ từ 3 hào động trở lên.
Về cách xem quẻ đa động, có hai dạng quẻ đa động:
Loại 1: Các hào có sự tự triệt tiêu, hoặc triệt tiêu lẫn nhau mà hành thành tối đa hai nhóm ngũ hành, sau đó ta lấy hai nhóm ngũ hành đấy tác động lẫn nhau theo nguyên tắc ngũ hành nào mạnh hơn sẽ lấy hành đấy. Quẻ đa động nhóm này, khó nhất là thời điểm ứng kỳ, vì nếu nhóm hào khắc nhau, cùng vượng thì lấy nhóm mạnh hơn, rồi lấy kết quả đó đối chiếu với Dụng và Thế để ra kết quả cuối cùng như quẻ đơn động. ví dụ: Minh Di hóa Tỉnh
– – Phụ Mẫu Dậu Kim
– – Huynh Đệ Hợi Thủy x Tuất Thổ Quan Quỷ
– – Quan Quỷ Sửu Thổ (Thế)
— Huynh Đệ Hợi Thủy
– – Quan Quỷ Sửu Thổ x Hợi Thủy Huynh Đệ
— Tử Tôn Mão Mộc (Ứng) x Sửu Thổ Quan Quỷ
Trong điều kiện tiêu chuẩn (các hào không bị không phá mộ tuyệt, đều vượng), có ba hào động bao gồm Huynh, Quan và Tử, tình huống này ta xét thấy Huynh hóa khắc, vậy ta bỏ Huynh ra trong chuỗi xét, còn lại Quan và Tử, Tử khắc Quan, nên kết quả cuối cùng còn lại Tử Mão Mộc. Khi đó ta muốn xem gì, cứ lấy Tử quy chiếu với Dụng và Thế như quẻ đơn động mà ra kết quả.
Nhưng nếu nhóm bị khắc mạnh hơn nhóm khắc tính về vượng suy (Hưu so với Vượng, Vượng so với Quá vượng), Nhóm bị khắc sẽ là chủ đạo tương quan với Dụng và Thế, khi đó thời điểm ứng kỳ của sự tác động là lúc xung Hào khắc. Ví dụ với trường Minh Di hóa Tỉnh trên, giả thử Tử hưu Quan vượng, thì lúc Dậu là lúc Quan sẽ có sự tương tác với Dụng và Thế, trước đó thì chưa. Đây là trường hợp Kỵ thần yếu hơn Dụng trong việc xem quẻ, nếu hai hào khắc nhau, mà hào khắc yếu hơn về trạng thái so với hào bị khắc, thì lấy hào mạnh mà quy chiếu, thời điểm ứng kỳ của sự việc tại lúc xung hào yếu hơn. Ví dụ: Ngày Dậu tháng Hợi, Ngọ Hỏa động khắc Dụng tại Kim, thì việc vẫn thành, vì Hỏa khi đó suy mà Kim vượng, thời điểm ứng kỳ của việc thành vào ngày/ tháng/ năm/ giờ Tý, vì Tý xung mất Ngọ.
Tình huống này, nguyên lý là gom thành hai nhóm hào với hai hành, hai hành đó tương tác với nhau thế nào, sau đấy lấy kết quả đó mà quy chiếu với Dụng và Thế mà ra kết quả cuối cùng. Các tình huống gom hào được bao gồm: Các hào bị tiêu giảm do hóa khắc, hoặc hào suy bị Nhật Nguyệt khắc, hay hào Hưu nhập Mộ….Ví dụ với quẻ cũ của Page:
Ngày Bính Ngọ, tháng Tuất, một bạn học viên hỏi về quẻ kinh doanh công ty đến cuối năm, quẻ Ích hoá Hằng:
Huynh Nhị động tại 2 và 6 khắc Tài, nội quái hợp thành Phụ cục sinh Huynh, Tử tuy có thể nối nhưng lại bị hợp, nếu xem thông thường xem như vứt, nhưng thế có phải không?
Huynh tuần không, động nên không xét tuần không, nhưng giống Phá sợ tuyệt thì Không sợ mộ, không mộ thì xem như mất hào, ở đây cả hai Huynh đều không, mộ tại hào 4 không bị xung phá, nên xét là Không nhập Mộ, nên hai Huynh tuy động nhưng thành vô dụng. Phụ động bị Nhật xung, lại Nguyệt khắc và hoá khắc nên Phụ này xem như mất, ngoài ra Phụ này không thể cùng Tài mà chờ Thân để hợp thành cục được vì tối đa mỗi cục chỉ được có 1 vấn đề tồn tại bao gồm Khuyết chi, Không, Phá, hào suy kiệt. Tại đây Phụ suy hoá khắc thành quá kiệt, cục khuyết chi Thân, nên cục bất thành. Vì sao không liệt kê cả Tài Phá? Vì Tài tuy phá nhưng hoá hợp, Phá gặp hợp thành bất Phá, nhưng về mặt vi mô vẫn xét Nguyệt xung trong việc bổ sung chuỗi thông tin luận. Phụ xem như mất, vậy tuy lục động nhưng gom lại chỉ còn gồm hai nhóm Tử và Tài. Ở đây Tử hoá hợp, nên bất động bất sinh Thế, Tài nhị động vượng, nên báo việc công ty có nhiều nguồn thu, các nguồn thu đều có lời nhưng về tích luỹ lại không, nên khả năng là công nợ khó đòi hoặc tiền gối đầu sản xuất….. nhưng đừng vội, sang tháng 1 âm xung mất Thân hợp Tỵ, Tử sinh Tài, lúc đó xem như có dư.
Đôi khi quẻ đa động được chia thành hai giai đoạn đối với sự kiến mang tính liên tục: Trước thời điểm, và tại thời điểm về sau. Quẻ chẻ này là khi hào đa động, nhưng một, hoặc nhiều hào bị tạm thời tiêu biến bởi Tuần không, Nguyệt Phá, hay hóa Không, hóa Phá, hay vượng mà Mộ.Với các trường hợp như vậy, sẽ chia thành hai giai đoan, gia đoạn trước Thực và từ Thực trở đi. ĐIều này dẫn đến việc có thể trước thời điểm có thể nhóm hào mà lúc thực sẽ không nhóm nữa hoặc ngược lại. Ví dụ cùng quẻ trên, nếu Tuất Thổ tức hào biến của Huynh đệ Tuần không hay Nguyệt phá, thì trước thực Không, thực Phá, hào Huynh vẫn tác động vào quẻ như một hào động thông thường, khi đó sẽ tính quẻ có 3 hào động, cách xem nhiều hơn 2 nhóm hào động sẽ trình bày sau. Tựu chung, khi có hào trong quẻ Không, Phá, hóa Không hóa Phá, hay vượng nhập mộ, hay động hợp thì đơn giản nhất ta chia thành 2 quẻ với mỗi quẻ ứng với từng giai đoạn.
Với quẻ mang tính sự kiện cố định thì chỉ xét bản chất khi thực hào, và ứng kỳ của sự kiện cũng tại thời điểm thực hào. Cùng với Ví dụ trên, Tuất tuần không, thời điểm ứng kỳ của sự kiện sẽ tại Tuất, khi đó lấy chuỗi Tử – Quan mà xét rồi so với Dụng và Thế. Điều này đẩy tới một tình huống khác, đó là chuỗi Tử – Quan, nếu Quan vượng Tử suy thì sao, khi đó sẽ xảy ra 2 giai đoạn của một sự kiện, mà sự kiện chính sẽ lấy thời điểm xung Tử mà tính. Ví dụ: Cha đi xa chưa về, thì xung Tử tức xung mất Cừu thần Dụng là lúc về mà thời điểm xung Tử mà có tin tức lúc thời điểm xung thực tuần không.
Tạm kết tại đây, vì đưa quá nhiều, việc tiếp nhận thông tin sẽ rất căng thẳng, bất cứ khúc mắc nào trong chuỗi kiến thức, mọi người cứ phản hồi, việc tiếp nhận ngay không phải điều dễ, đừng ngại

Leave a Reply